hoa tươi đà lạt giá vườn , nhà vườn trồng hoa ở đà lạt, hoa đà lạt giá sỉ, bán hoa tuoi gia vuon

Nhà vườn trồng hoa ở Đà Lạt chuyên cung cấp và phân phối hoa tươi Đà Lạt giá sỉ , hoa tươi giá nhà vườn cho các shop, cửa hàng hoa tươi, công ty sự kiện trên toàn quốc.
hoa tươi giá sỉ, hoa tuoi da lat gia si 
hoa tươi đà lạt gia vuon, hoa tươi giá vườn, cung cấp hoa tuoi giá sỉ cho các bạn sinh viên có nhu cầu kinh doanh trong các dịp lễ như 14/2, 8/3, 20/10, 20/11...

Vinasfarm là công ty chuyên phân phối hoa tươi Đà Lạt cắt cành trên toàn quốc. Với mục tiêu chất lượng, uy tín và giá cả cạnh tranh nhất. Khách hàng là những shop hoa, công ty sự kiện...khi đặt hoa Vinasfarm cam kết mang đến quý khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất và giao hàng đúng thời gian nhất.
Ngoài ra Vinasfarm đang có chương trình hổ trợ các bạn sinh viên có nhu cầu kinh doanh hoa tươi trong các dịp lễ 14/2, 8/3, 20/10, 20/11...
Vinasfarm đảm bảo giá rẻ hơn so với các chợ đầu mối
Tặng 100 bao gói hoa cho đơn hàng 500 hoa
Tặng 10 giỏ cắm hoa cho đơn hàng 1000 hoa
Tặng 1 thùng xốp cắm hoa cho đơn hàng trên 1000 hoa
Các bạn đã có kế hoạch cho việc kinh danh dịp lễ này thì liên hệ ngay với chúng tôi và đặt hàng sớm để chúng tôi có kế hoạch cho lượng hoa và gửi hoa thẳng từ vườn đến cho các bạn mà không dự trữ qua một trạm nào sẽ đảm bảo được chất lượng cho các bạn.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH ViNasfarm 
ĐC: 927 Nguyễn Kiệm Phường 3 Quận Gò Vấp
ĐT: 0914.29.70.78 - 0914.29.70.29 ( Ms. Tuyết Mến)

 

Nông dân Đà Lạt nhổ hoa cúc chùm …đem đốt

Rớt giá mạnh, bán không đủ tiền thuê nhân công lao động, nhiều gia đình ở làng hoa cúc Thái Phiên (Đà Lạt), thời gian gần đây đành phải làm một việc bất đắc dĩ là nhổ hoa cúc chùm…đem đốt, chấp nhận mất trắng.

Đang thu hoạch dở dang nhưng vì giá xuống quá thấp, chủ vườn đã phải ngừng cắt hoa. Ảnh: Cao Nguyên
Trong lúc những gia đình trồng các loại hoa cúc nụ đơn vẫn đang bán với giá 1.600 đồng/cành thì không ít gia đình trồng hoa cúc chùm các loại đang phải nhổ bỏ vì không thể bán được hàng, hoặc chỉ giá bán rẻ mạt.
Anh Bùi Phú Quốc, người làng hoa Thái Phiên cho biết, hiện mỗi bó hoa cúc chùm 5 cây gởi đi TPHCM bán chỉ được chưa tới 2.000 đồng. Với giá bán này, tiền thu về không đủ tiền thuê nhân công thu hoạch nên nhiều gia đình trồng hoa cúc chùm tại Thái Phiên đành phải nhỏ bỏ hoa đem đốt để chuẩn bị cho vụ hoa mới.
Theo quan sát của người viết, rất nhiều vựa hoa cúc chùm tại làng hoa Thái Phiên Đà Lạt hiện tại trong thời kỳ thu hoạch hoặc đang thu hoạch dỡ đã phải bỏ hư vì thương lái không mua.
Chị Nguyễn Thị Tuyết buồn bã nhìn vườn hoa cúc chùm rộng gần 2.000 m2 đang bung hoa vàng rực tâm sự: “Không hiểu sao giá cúc chùm lại rớt mạnh đến vậy, giờ không bán được hàng thì đành phải phá bỏ để trồng vụ mới thôi. Biết sao bây giời!”.

Hoa cúc chùm được chắp thành đống chờ khô để đốt. Ảnh: Cao Nguyên
Theo chị Tuyết, hiện mỗi sào hoa cúc chùm nhà vườn phải chịu lỗ ít nhất 20 triệu đồng.
Không bán được hoa, hoặc chỉ bán được với giá “rẻ như cho”, nhiều gia đình trồng cúc chùm tại làng hoa Thái Phiên đành phải làm một việc bất đắc dĩ là tập trung nhân lực trong gia đình nhổ hoa đem đốt hoặc ủ làm phân để lấy đất trồng vụ hoa mới.
Chị Vũ Thị Hải chuyên thu mua hoa cúc tại Đà Lạt vận chuyển đi TPHCM và các tỉnh miền Trung tiêu thụ, cho biết thời gian cuối năm, nhiều địa phương trong nước cũng đã trồng được hoa cúc, nhất là cúc chùm nên sản lượng tăng mạnh, cung vượt quá cầu đã dẫn đến tình trạng trên.

Phát triển thương hiệu “hoa Đà Lạt” từ bảo hộ nhãn hiệu

(ĐVO)- Mặc dù được nhiều người biết đến, nhưng việc xây dựng hoa Đà Lạt thành một thương hiệu mang lại giá trị cho cả người sản xuất và người tiêu dùng vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng tầm.


Khẳng định giống bản quyền
Chủ nhiệm dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt” cho sản phẩm hoa Địa lan của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng”, phó giám đốc Sở KH-CN tỉnh Lâm Đồng ông Nguyễn Minh Tâm cho biết, hoa Đà Lạt đa dạng về chủng loại, với nhiều loài hoa có tiếng về quy mô và chất lượng như Địa lan, hồng, cúc, cẩm chướng, ly ly, cát tường… với nhiều giống khác nhau đang được canh tác, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.
Theo ông Nguyễn Minh Tâm, để xây dựng thương hiệu cho hoa gắn với địa danh Đà Lạt cần bắt đầu với việc lựa chọn hình thức bảo hộ là nhãn hiệu chứng nhận (NHCN). Việc xây dựng NHCN rất thích hợp với điều kiện hiện tại, nhất là khi chúng ta chưa chuẩn bị đầy đủ cơ sở cho việc xây dựng Chỉ dẫn địa lý, mà lại cần nhanh chóng khẳng định giá trị của hoa gắn với địa danh Đà Lạt đã có từ lâu.
mua hoa da lat gia si

Đặc biệt, việc chọn hình thức NHCN không chỉ do tính hợp lý trong đầu tư mà còn là một hình thức phù hợp với thông lệ thương mại phổ biến hiện nay, trong đó sự chứng nhận của bên thứ ba (có uy tín) sẽ tạo nên sự tin cậy trong giao dịch buôn bán giữa bên mua và bên bán, ông Tâm chia sẻ.
Tuy nhiên, theo các nhà doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất hoa Địa lan trên địa bàn thành phố Đà Lạt thì tại Đà Lạt và vùng phụ cận, hoa trồng tại nhà dân với số lượng lớn nhưng chỉ tiêu thụ trong nước là chính, việc tổ chức tìm kiếm thị trường xuất khẩu còn hạn chế và cũng chỉ mới thực hiện được ở bước thăm dò thị trường. Vì vậy, để việc xuất khẩu hoa ra thị trường quốc tế khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì vai trò của chính quyền địa phương và các nhà khoa học, các nhà đầu tư là rất quan trọng.
Đại diện các doanh nghiệp này cũng cho hay, trong những năm qua, hoa Đà Lạt nói chung được xuất khẩu sang các nước Nhật, Đài Loan, Hồng Kông… cũng chỉ do các công ty nước ngoài trên địa bàn Đà Lạt như Đà Lạt Hasfarm, Bonie Farm cung ứng. Để hoa Đà Lạt (trong đó có hoa địa lan, giống hoa đặc trưng) có thể vươn xa hơn ra thị trường các nước, cần xây dựng thương hiệu, cũng như những tiêu chuẩn chất lượng để có thể đảm bảo tính ổn định và uy tín của sản phẩm hoa nơi đây.
Theo TS. Đặng Văn Đông, Viện Nghiên cứu rau Quả thì ngành công nghiệp hoa được các nước chú trọng đầu tư nghiên cứu, mỗi năm trên thế giới tạo ra hàng trăm chủng loại hoa mới, xây dựng cả “nhà máy” sản xuất hoa cung cấp cho thế giới. Trong khi Việt Nam có nhiều lợi thế, nhưng vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nguồn giống từ các nước. Đặc biệt các giống hoa trồng tại Việt Nam chủ yếu nhập từ nước ngoài theo con đường không chính thức nên không có bản quyền, trong khi khả năng tạo giống mới trong nước, trong một vài năm tới đây, vẫn còn rất khó khăn.
“Việc cấp chứng nhận cho từng loại hoa cụ thể cần có các tiêu chí riêng về chất lượng và vùng canh tác tương ứng. Trước mắt, cần chọn sản phẩm hoa Địa lan làm mô hình mẫu trong việc tiến hành việc xây dựng và quản lý NHCN Hoa Đà Lạt để phát triển chung cho việc chứng nhận các loại hoa khác của Đà Lạt sau này”, TS. Đặng Văn Đông nói.
Theo thống kê, Đà Lạt hiện có khoảng trên 400 hộ tham gia trồng Địa lan với quy mô 200 chậu trở lên. Tổng số chậu ước tính khoảng 2 triệu, gồm cây ở các độ tuổi khác nhau. Giá hoa địa lan cắt cành khoảng 40.000-70.000 đồng/cành và 100.000 - 150.000 đồng/cành/chậu trong dịp Tết và lễ hội. Đặc biệt, hoa Địa lan chỉ được trồng tại Đà Lạt là một ưu thế rất lớn để tạo thương hiệu và tăng khả năng sản xuất phục vụ thị trường nội tiêu và xuất khẩu.
Phát triển thành nhãn hiệu tập thể
Mặc dù mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân, góp phần ổn định và phát triển kinh tế, xã hội cho thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) nhưng việc trồng, canh tác, kinh doanh hoa Địa lan vẫn mang tính tự phát, sản phẩm đưa ra thị trường có chất lượng chưa đồng đều.
mua hoa da lat gia re


Đặc biệt, nhiều tổ chức, cá nhân còn lợi dụng danh tiếng của hoa Địa lan Đà Lạt để chào bán và đưa ra thị trường hoa Địa lan mang thương hiệu Đà Lạt nhưng lại không có xuất xứ từ Đà Lạt. Nguyên nhân là do các tổ chức, cá nhân trồng và kinh doanh hoa, các cơ quan có trách nhiệm chưa đưa ra thị trường sản phẩm hoa có chất lượng đồng đều cũng như chưa có phương pháp hữu hiệu giúp cộng đồng, người tiêu dùng nhận biết và phân biệt được hoa Địa lan có xuất xứ từ Đà Lạt với hoa được trồng, canh tác từ khu vực khác.
Tại sao hoa Đà Lạt chưa chiếm được thị phần xuất khẩu tương xứng? Câu hỏi được lý giải vì hoa Đà Lạt vẫn chưa có một thương hiệu chính thức. Thực tế những năm qua, đã có nhiều đoàn doanh nhân Nhật Bản, Mỹ... đến thăm dò thị trường và đặt vấn đề mua hoa Đà Lạt, nhưng sau khi về nước họ đã "một đi không trở lại". Lí do một phần vì hoa do nông dân sản xuất phẩm cấp chưa đồng bộ, phần vì chúng ta còn thiếu một cơ cấu tổ chức (tương tự như Hiệp hội Hoa...) đủ bảo đảm về tư cách pháp nhân để đảm nhiệm việc xuất khẩu hoa ra thị trường thế giới.
Bên cạnh đó, số doanh nghiệp liên doanh, công ty, trang trại tư nhân tự xây dựng thương hiệu riêng, tự lập Website để quảng bá cho sản phẩm của mình mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cũng tương tự như nhiều lĩnh vực kinh tế xuất khẩu khác, hoa Đà Lạt muốn vươn xa hơn cần phải xây dựng được một quy trình quản lý chất lượng "ISO" cho từng loại thương phẩm.
Ngoài ra, kỹ thuật canh tác, công nghệ đóng gói bảo quản sau thu hoạch cũng gây khó khăn cho người trồng hoa Đà Lạt. Ông Trần Huy Đường, chủ trang trại Langbian farm - một trong những người đi đầu trong việc áp dụng công nghệ mới vào canh tác hoa, băn khoăn: "Hầu hết nông dân Đà Lạt chưa biết cách xử lý đất trồng, cách chăm bón... nhưng chẳng ai hướng dẫn; phong trào trồng hoa đang là "mốt", nhưng Đà Lạt đang phát triển ồ ạt giống cũ, giống nước ngoài đã chê. Một vài công ty nước ngoài nhập giống bán cho nông dân rất đẹp nhưng không cung cấp thông tin là hoa trồng chậu hay hoa cắt cành nên khi sản xuất không phù hợp".
Bài toán xây dựng thương hiệu cho hoa Đà Lạt được nhắc đến nhiều lần, nhưng đến nay vẫn chưa có đáp số. Bên cạnh việc các doanh nghiệp tự xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình, điều quan trọng nhất là xây dựng một thương hiệu hoa Đà Lạt chung cho sản phẩm của vùng đất này. Khi đã xây dựng thương hiệu chung cho hoa Đà Lạt thì cần thiết phải xây dựng hệ thống chợ đầu mối, để nơi này trở thành "cán cân" cho việc phân cấp chất lượng, tạo tiền đề cho sự cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hoa.
Chính vì thế, việc tạo lập dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt” cho sản phẩm hoa địa lan của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” sẽ  giúp các doanh nghiệp, các hộ nông dân trồng và kinh doanh hoa nâng cao nhận thức về giá trị tài sản trí tuệ, biết xây dựng và phát triển các tài sản trí tuệ; giúp cho cơ quan quản lý ở địa phương hiểu biết, điều hành quản lý và tổ chức sử dụng NHCN góp phần tăng sức cạnh tranh về giá trị sản phẩm và phát triển thương hiệu hoa Đà Lạt, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Lạt nói riêng và cả tỉnh Lâm Đồng nói chung, ông Nguyễn Minh Tâm khẳng định,
Trên thực tế, thương hiệu Hoa Đà Lạt hiện đã được xác định với hình thức bảo hộ chính thức là NHCN, điều này đã góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hoa trên thị trường. Tuy nhiên, việc thiết lập sự bảo hộ trong nước để làm cơ sở cho việc đăng ký bảo hộ quốc tế, giúp khai thác lợi thế và tăng thị phần mới là những yếu tố quan trọng đối với một sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng xuất khẩu.
Đà Lạt - Thành phố của ngàn hoa.
Thắng cảnh thiên nhiên tại ĐÀ LẠT
Có 0 tours. 261 lượt xem và 0 lần được yêu thích. 
Khi đặt chân lên Đà Lạt nằm trên cao nguyên Langbian, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên đến ngỡ ngàng trước cảnh sắc thiên nhiên với rừng thông trùng điệp, thác đổ ào ào, suối tuôn róc rách và đặc biệt là các loài hoa. Không có nơi nào trên đất nước ta lại có nhiều hoa như ở Đà Lạt - từ hoa rừng nhiệt đới cho đến các loài hoa phương Đông, phương Tây.
Hoa phương Đông duyên dáng, mềm mại. Tại các vườn hoa trong thành phố hay trong các vườn nhà của tư nhân, du khách có thể nhìn thấy màu hồng của hoa đào, hoa tường vi; màu tím của hoa cúc Nhật Bản, Ngọc Hân; màu vàng của cúc đại đóa, hoa thiên lý, màu đỏ của dâm bụt; màu trắng của hoa sứ, hoa huệ, trà mi ...
Về đêm, du khách có thể thưởng thức hương thơm ngào ngạt và dịu dàng tỏa ra từ hoa dạ lan, hoa lài, hoa hồng... làm cho núi rừng cao nguyên càng thêm thơ mộng và quyến rũ. Hoa cúc ở Đà Lạt nở quanh năm. Có tất cả trên 20 thứ cúc khác nhau. Một trong những loài hoa cúc hay được nhắc đến là sans - souci (không vướng ưu phiền - vô ưu) sau đó là hortensia (hoa cẩm tú cầu), pensée, cosmos (bươm bướm), Oeiuet (cẩm chướng), violette (hoa tím), immortelle (hoa bất tử), arum (hoa cuống kèn). Một số loài hoa mang nguồn gốc từ Bắc Mỹ, Mexico, châu Phi hoặc châu Âu nhưng lại có tên Việt Nam hẳn hoi như: hoàng anh (verged’or), thược dược (dahlia), thu hải đường (bégomia rex), mõm sói (gueule de loup), hoa lồng đèn (fuchsia), xác pháo (sauge éclatante), sen cạn (capucine)...
Đó là những hoa có nguồn gốc xuất xứ, còn hoa rừng ở Langbian thì nhiều vô kể, vả lại nó vừa lạ vừa đẹp. Trên những khu rừng ven suối, rừng thông trên đỉnh Langbian có biết bao loài hoa phô sắc như anh đào, hoa lan, hoa đỗ quyên, hoa mua, bướm bạc...
Anh đào là loại hoa mọc hoang trong rừng, từ đầu thế kỷ 20 được đem về trồng ở Đà Lạt. Từ đó đến nay, hàng năm cứ vào độ gần Tết, hoa lại nở rộ báo hiệu xuân sang và một năm mới sắp về. Cây anh đào Đà Lạt có tên là prunus cerasoides, có hoa đơn năm cánh giống như hoa mai. Cây anh đào mang đặc tính của thực vật miền ôn đới, đến mùa thu cây trút lá và bước vào thời kỳ nghỉ đông, cây chỉ còn trơ lại những cành hoa anh đào. Năm 1964, Đà Lạt được du nhập thêm giống hoa anh đào Nhật Bản trồng ở ven hồ Xuân Hương nhưng vì nhiệt độ chưa đủ lạnh, độ ẩm còn thấp, thiếu sương mù nên không sống nổi.
Hoa hồng thì có nguồn gốc từ Trung Đông như loại rosa lutea hay di thực từ Trung Quốc vào châu Âu hồi thế kỷ 18 như rosa indicafragans. Ngoài ra, Đà Lạt còn mang nhiều giống hồng mang tên phương Tây như giống Brigide Bardot có màu hồng thắm, ngọt ngào như môi cô tài tử lừng danh nước Pháp. Giống silver star màu tím nhạt thật quyến rũ, giống America màu đỏ tươi rực rỡ, giống Josephine Kennedy màu vàng óng ánh, giống Grace Monaco màu hồng phấn trang đài như hoàng hậu xứ Monaco.
Còn các hoa phương Tây thì từ khi du nhập vào Đà Lạt, mãi cho đến nay vẫn giữ cái tên nguyên thủy của nó như mimosa, lys, glaieul, coquelicot, marguerite, gerbera...
Hoa lan ở Đà Lạt có trên 200 loài, trong đó có 5 loài được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới được mang tên Đà Lạt hay Langbian.
Lan ở Đà Lạt được xếp thành 3 loại chính là thổ lan, thạch lan và phong lan. Thổ lan tức lan đất, mọc ở trên bờ suối hay ở những nơi ẩm ướt trong rừng thẳm. Thạch lan tức lan đá, mọc trong khe hay trên núi đá có rêu xanh. Phong lan thì sống cộng sinh trên thân cây khác.
Lan còn đặt tên theo hình dáng và màu sắc của hoa, lá hay thân, rễ của nó như hạc đính, bạch hạc, nhất điểm hồng, thủy tiên, tiên hài, hàm lân, kim điệp, long tu, hoàng lan, bò cạp... Đa số những lan vừa kể hay nở trong mùa đông hoặc mùa xuân. Thường thường thì những nhà chơi lan có các loại hoa này để thưởng thức trong dịp Tết.
Lan là loài hoa quý được nuông chiều khi nó hội đủ điều kiện về hình dáng và màu sắc. Vì vậy mà các nhà chơi lan ở Đà Lạt, từ trước tới nay đã chi phí không biết bao nhiêu công sức, thời giờ và tiền bạc để tô điểm cho lan.
Từ những cây sống cộng sinh trên các thân cây khác trong rừng, lan được con người nhân giống bằng củ và đem bán ngoài thị trường. Ngoài ra, nhiều giống nhập từ nước ngoài về như chateau, sayonara, balkis, oriental legend... đã làm phong phú thêm bộ sưu tập lan của Đà Lạt.
Ngoài lan ra, trên những đồi hoang, những bãi đất trống, người ta còn bắt gặp các loài hoa dại như me đất, trinh nữ, mắt nai, huệ đất, cúc quỳ, đó là những loài hoa đẹp dễ phát triển. Lại có một số hoa có tác dụng về y dược như bồ công anh, cúc nút áo... vừa đẹp lại vừa có ích cho y học.
Có thể nói ở Đà Lạt, đi đâu cũng thấy toàn hoa và có rất nhiều loài hoa cho nên người ta gọi Đà Lạt là “thành phố ngàn hoa”.
Hoa Đà Lạt trên đường tìm thương hiệu
Theo Hiệp hội Hoa Đà Lạt thì tết năm Tân Mão này, Đà Lạt có khoảng 300ha hoa các loại cho thu hoạch. Đặc biệt, bên cạnh các giống hoa truyền thống của Đà Lạt thì năm nay, nhà vườn Đà Lạt còn tung ra thị trường nhiều sản phẩm hoa giống mới đang được ưa chuộng (nhưng khá cao giá) như lyly, cát tường...

Trên đường phát triển

Hiệp hội Hoa Đà Lạt ước tính tết năm Tân Mão, sản lượng hoa các loại theo dạng bán sỉ của Đà Lạt sẽ không thấp hơn con số 20 triệu cành. Đặc biệt, trong số đó, các loại hoa cao cấp chiếm khoảng 3 triệu cành. Theo số liệu của UBND TP.Đà Lạt, đến nay Đà Lạt có hơn 2.000 hộ dân chuyên sản xuất và kinh doanh hoa với diện tích hoa được trồng hằng năm hơn 3.500ha và hiện đang triển khai chương trình phát triển ngành hoa theo hướng bền vững giai đoạn 2010 – 2020. Sản lượng hoa của Đà Lạt đã đạt đến con số hơn 1,1 tỉ cành mỗi năm (năm 2005, con số này là 650 triệu cành). Đồng thời, thị trường hoa Đà Lạt giờ đã được mở rộng sang các nước Châu Âu chứ không còn bó hẹp ở Nhật Bản, Đài Loan, Singapore... như trước đây. Đó là những thuận lợi rất cơ bản để hình thành thương hiệu hoa Đà Lạt. Không ít hộ nông dân ở Đà Lạt đã thực sự nhập cuộc trên lĩnh vực sản xuất hoa. Một trong số đó có Chế Quang Đệ - chủ trang trại Lâm Sinh.

ban hoa da lat gia si



Từ năm 1996, ông Chế Quang Đệ đã “vào rừng” (vùng Đạ Sar, huyện Lạc Dương, cách Đà Lạt khoảng 20km) để mua đất, lập trang trại trồng hoa và chuyên trồng hoa lan. Vài năm sau, ông đã sở hữu được một cơ ngơi lên đến 11ha chuyên trồng hoa địa lan và mỗi năm cho thu nhập hơn 10 tỉ đồng. Hoặc như thượng tọa Thích Tuệ Quang - người khá nổi tiếng với việc nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh trong thời gian gần đây, chính là chủ nhân của một công ty trách nhiệm hữu hạn có đến hơn 60.000 chậu hoa lan trong một thung lũng thuộc khu vực hồ Tuyền Lâm (cách Đà Lạt khoảng 5km). Đà Lạt còn có 16 doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hoa hiện đang được xem là địa phương dẫn đầu cả nước trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên lĩnh vực trồng hoa.

Cần một thương hiệu đúng nghĩa

Đà Lạt được công nhận là “thành phố Festival hoa”. Với sản phẩm hoa Đà Lạt, theo cách nói của nhiều người, tự thân nó đã là một thương hiệu không có đối thủ cạnh tranh. Có thể vì quá yêu mến hoa Đà Lạt nên có người đã tự bằng lòng với “thương hiệu” hoa Đà Lạt kiểu... tự phong này chăng? Còn trong thực tế, để giao dịch trên thị trường thế giới, hoa Đà Lạt rất cần một thương hiệu đúng nghĩa. Chính vì vậy, ngay từ năm 2005, UBND TP.Đà Lạt đã chính thức đặt vấn đề với Câu lạc bộ Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam trong việc xây dựng thương hiệu chính thức cho sản phẩm hoa Đà Lạt. Nghề trồng hoa Đà Lạt đã có bước phát triển vượt bậc trong nhiều năm qua, đặc biệt là trong những năm từ 2004.

Trong 3.500ha hoa hiện có của Đà Lạt thì diện tích được sản xuất theo công nghệ cao đã chiếm đến khoảng 1.700ha. Nếu như năm 2008, mỗi hécta đất nông nghiệp của Đà Lạt cho thu nhập chỉ 50 triệu đồng thì con số này hiện nay là 76 triệu đồng. Riêng trên lĩnh vực trồng hoa, con số này còn tăng cao đáng kể: Trong 3.500ha hoa hiện có, thì doanh thu bình quân đã đạt đến con số 300 triệu đồng/ha/năm; riêng diện tích hoa công nghệ cao thì con số này lên đến trên dưới 1,2 tỉ đồng. Tuy nhiên, việc thu nhập ngất ngưởng từ hoa không làm giảm đi khao khát có một thương hiệu đúng nghĩa cho sản phẩm này trong lòng người trồng hoa ở Đà Lạt.

TS Dương Tấn Nhựt – Phó Viện trưởng Viện Sinh học Tây Nguyên - phân tích: Sản phẩm hoa Đà Lạt cần một thị trường nước ngoài rộng lớn hơn nữa trong tương lai. Muốn vậy, không chỉ cần một quy trình công nghệ cao trong sản xuất để cho ra những sản phẩm chất lượng cao, mà hoa Đà Lạt còn rất cần một thương hiệu đúng nghĩa để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Để có một thương hiệu, ngành hoa Đà Lạt rất cần bước đột phá về giống để tạo ra những sản phẩm độc quyền, nhằm chứng minh với thế giới rằng sản phẩm hoa đó chỉ có ở Đà Lạt mà thôi!